Y học Việt Nam đã công nhận và cho Yến Sào vào danh sách thực phẩm chức năng. Vì thế, Tổ Yến không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh, nên chúng ta không nên lạm dụng Yên trong nhiều trường hợp. Sau đây là những đối tượng nào không nên dùng Yến Sào.
Đối tượng nào không nên ăn Yến Sào?
Theo Đông Y cho biết, Yến có vị ngọt, tính bình. Tuy nhiên, thực tế khi sử dụng Tổ Yến, ta có thể thấy cơ thể trở nên mát hơn. Chứng tỏ ít nhiều Yến Sào tuy tính bình nhưng thiên Hàn.
Vì vậy, đối với những người bị nhiễm hàn tính, như sốt, cảm mạo, thương hàn, đau bụng do lạnh v.v.. Thì chắc chắn không nên dùng Yến vì sẽ làm cơ thể nhiễm hàn nặng hơn.
Ngoài ra, một số đối tượng khác như: Người ốm gầy, có Tỳ vị hoạt động yếu. Khó hấp thu được dưỡng chất. Người bị suy dương, nước tiểu trong, tiểu lỏng, cũng không nên sử dụng Tổ yến.
Để đảm bảo, đối với các những người bệnh muốn dùng Yến Sào nên tham khảo ý kiến của Bác sỹ.
*Đặc biệt, trẻ em dưới 7 tháng tuổi và Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén (3 tháng đầu). Không nên ăn Yến vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Dùng Yến sẽ gây khó tiêu, không hiệu quả.
Còn đối với các mẹ Bầu cần ổn định thai nhi sau 3 tháng mới nên dùng Tổ yến để bồi bổ sức khoẻ.
Xem thêm: Tổ Yến Thô GIÁ RẺ và những điều ÍT ai biết
Giá Yến Sào nuôi và sự thật ngỡ ngàng
Cách Dùng và Liều lượng Dùng
Trên là những đối tượng không nên dùng Yến Sào. Nhưng đối với những ai có nhu cầu dùng Tổ Yến để bồi bổ sức khỏe, dưỡng da đẹp dáng. Thì mình xin chia sẻ thêm cách dùng và liều lượng vừa hiệu quả và tiết kiệm.
Nhiều người với tâm lý nóng vôi, cứ nghĩ là dùng một lần thật nhiều sẽ có công dụng ngay. Thực tiễn cho thấy, Tổ Yến cho hiệu quả khi dùng trong thời gian dài. Ít nhất 2-3 tuần mới cho tác dụng rõ rệt,
Lời khuyên đối với Yến Sào đó là dùng đều tốt hơn dùng nhiều. Mỗi ngày 1 hũ 70 ml Yến Chưng là đủ ( 1 tuần chưa đến 10g Yến thô ). Và thời điểm tốt nhất là lúc bụng đói sáng mới ngủ dậy, lúc này cơ thể sẽ hấp thu 100% dưỡng chất.
*Lưu ý cách dùng cho người bị tiểu đường, dùng Yến nhưng không chưng với đường phèn. Có thể dùng không đường, hoặc đường kiêng mua tại các hiệu thuốc.
Vậy, hi vọng với những chia sẻ trên. Các bạn đã biết đối tượng nào không nên dùng Yến. Cũng như dùng Yến sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
Xem thêm: Tổ Yến Thô GIÁ RẺ và những điều ít ai biết hoặc Giá Yến Sào nuôi và sự thật ngỡ ngàng
Bài viết được thực hiện bởi:
Địa chỉ: 842/3 Nguyễn Trãi, phường 14, Quận 5, TPHCM
Điện thoại: 097 787 00 02
Email: Asianest.vn@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/toyenchungsanasianest/
Website: asianest.vn
Website cá nhân:www.chiangvanthanh.com