Hiện nay, việc chưng Yến tại nhà đang trở nên phổ biến vì tính tiện dụng, lại còn đảm bảo các chất dinh dưỡng. Nhưng chúng ta cần biết rằng quá trình sơ chế và chưng Yến cũng cần tỉ mỉ để giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất, tránh lãng phí. Vậy, ta nên chưng Yến với gì để vừa ngon lại vừa bổ dưỡng ?
Vì sao chúng ta cần chưng Yến đúng cách?
Nếu chúng ta chế biến Tổ Yến không đúng cách như chưng nấu quá lửa, đun quá lâu hoặc quá nhanh, hoặc bỏ nhiều đường phèn sẽ làm hao phí chất dinh dưỡng.
Trước tiên, ta cần sơ chế Tổ Yến. Yến thô (còn nguyên tổ) cần phải làm sạch lông bám và tạp chất, ngâm vào nước sạch 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm. Có thể rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tổ Yến thô sau khi được sơ chế được gọi là Yến tươi.

Để chưng Yến đúng cách, ta cần lưu ý luôn chọn phương pháp chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp, duy trì nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C.
Ta có thể chưng Yến với các nguyên liệu đa dạng như táo đỏ, hạt sen, đường phèn hay mật ong. Đường phèn sẽ thêm vị ngọt thanh, giảm độ tanh của Yến. Tuy nhiên, nên cho lượng đường phèn vừa phải để tránh làm giảm tác dụng của Yến Sào. Kỷ tử và gừng cũng là hai nguyên liệu thường đi cùng với Yến Chưng.
Cách chưng Yến với táo đỏ hạt sen
Yến Chưng chỉ nên dùng khi ấm nóng để tăng thêm hương vị.
Sau khi sơ chế Yến, ta có thể làm theo các công thức sau:
Bước 1:
Hạt sen khô rửa sạch ngâm nước khoảng 1h đồng hồ. Vớt ra cho vào nồi đun với một ít nước cho hạt sen mềm. Nếu là hạt sen tươi thì tách vỏ, lấy tăm thông tâm sen rồi mới cho vào đun. Hạt sen tươi sẽ cần thời gian đun ít hơn.
Bước 2:
Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ vào cùng và đun tiếp, để lửa riu riu cho hỗn hợp chín đều.
Bước 3:
Cho Yến vào chén chưng có nắp, hấp cách thủy trong khoảng 30- 45 phút. Sau đó nêm đường phèn vừa đủ độ ngọt, chưng thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 4:
Cho hỗn hợp Yến đường phèn với hạt sen táo đỏ vào đun thêm khoảng 5 phút là có thể dùng được.

Chưng Yến với gì cho trẻ nhỏ?
Để giúp bé ăn Yến Chưng dễ dàng hơn, ta có thể thêm hạt sen, đường phèn với lượng vừa phải để tạo vị ngọt thanh.
Bảo quản Yến Chưng tại nhà
Yến sau khi đã được chưng thì tuỳ vào thành phần dùng chung với Yến mà hạn sử dụng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như, nếu ta chưng Yến với đường phèn hoặc không đường thì bảo quản sẽ lâu hơn. Hạn dùng có thể lên đến 14 ngày.
Đối với các thành phần dùng chung như: hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, gừng v.v.. thì tối đa không nên quá 10 ngày. Luôn bảo quản Yến Chưng trong các lọ đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh mọi người nhé.

Nếu muốn dùng nóng sau khi bảo quản lạnh, chúng ta lấy 1 chén nước ấm, sau đó cho Yến vào để hâm nóng từ từ.
*Lưu ý: nếu muốn bảo quản lâu hơn, ta vẫn có thể để tủ đông nhưng cũng không nên quá 3 tháng.
Bài viết được thực hiện bởi:
Địa chỉ: 842/3 Nguyễn Trãi, phường 14, Quận 5, TPHCM
Điện thoại: 097 787 00 02
Email: Asianest.vn@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/toyenchungsanasianest/
Website: asianest.vn
Website cá nhân:www.chiangvanthanh.com